CHAMCROMUS 0,03% – THUỐC BÔI NGOÀI DA
Thuốc Chamcromus 0,03% là thuốc bôi ngoài ra với thành phần chính là Tacrolimus. Có tác dụng điều trị viêm da cho cả trẻ em và người lớn.
1. THÔNG TIN THUỐC
<> Thành phần:
Mỗi tuýp 5g có chứa:
- Tacrolimus 1,5 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 tuýp bao gồm vaselin, dầu parafin, tricetin, sáp ong trắng, parafin rắn.
<> Dạng bào chế: Kem bôi da
<> Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp 5g.
<> Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2 – Việt Nam.
2. CHỈ ĐỊNH
Thuốc được sử dụng trong các trường hợp sau:
Điều trị tấn công: Đối tượng 2-16 tuổi.
- Dùng điều trị chàm thể tạng thể vừa đến nặng (điều trị ngăn hạn và ngắt quãng).
- Đã dùng các thuốc bôi da khác mà không khỏi hay không được khuyến khích dùng thuốc corticosteroid bôi da.
Điều trị duy trì: Dành cho người lớn, trẻ em từ 2-16 tuổi để đề phòng chàm thể tạng tái phát có tần suất cao (trên 4 lần mỗi năm) và kéo dài bệnh.
<> Cách dùng
- Dùng bôi trực tiếp lên da.
- Rửa sạch và thấm khô bằng khăn bông mềm vùng da cần bôi thuốc trước khi bôi.
<> Liều dùng
Điều trị tấn công: Dùng cho trẻ em 2-16 tuổi:
- Khởi đầu bôi lớp mỏng lên vùng da bị bệnh kể cả da mặt, khuỷu tay và đầu gối (không được bôi thuốc vào niêm mạc), ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, dùng tối đa 3 tuần.
- Sau đó bôi ngày 1 lần, phải bôi đủ lượng tối thiểu để hoàn toàn kiểm soát được vùng da bị bệnh cho đến khi khỏi tổn thương da. Nếu bệnh tái phát, bôi ngày 2 lần.
- Ngừng thuốc khi các dấu hiệu hay triệu chứng viêm da đã khỏi sau 1 tuần điều trị.
- Nếu các dấu hiệu hay triệu chứng viêm da (ngứa, rát, đỏ) không được cải thiện sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân nên đi khám lại bác sĩ.
- Chỉ bôi thuốc vào vùng da bị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ vì dùng thuốc liên tục và kéo dài gây ra ức chế calcineurin tại chỗ.
- Sau khi bôi thuốc, không nên băng bó vùng da này.
Điều trị duy trì: Dùng cho bệnh nhân đáp ứng điều trị trong 6 tuần như khỏi, gần khỏi hoặc tổn thương da ảnh hưởng nhẹ.
- Dùng cho người bệnh từ 16 tuổi trở lên kể cả người cao tuổi, bôi thuốc mỡ theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi bệnh đã đỡ.
- Đối với trẻ em: Bôi ngày 1 lần, 2 lần trong 1 tuần (ví dụ bôi thuốc vào thứ 2 và thứ năm) vào vùng da tổn thương để ngăn bệnh trở thành cấp tính. Nếu bệnh có dấu hiệu tái phát cấp tính thi trở về điều trị thuốc như ở phần điều trị tấn công. Thời gian dùng thuốc do bác sĩ quyết định nhưng dưới 12 tháng.
<> Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều:
- Nên bổ sung ngay khi nhớ ra.
- Nếu thời điểm gần đến liều dùng tiếp theo thì dùng liều tiếp theo, không được dùng liều gấp đôi.
– Quá liều:
- Không có các báo cáo về các phản ứng phụ liên quan đến việc sử dụng thuốc quá liều.
- Nếu bệnh nhân vô tình nuốt phải thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng quá liều toàn thân, cần gặp bác sĩ ngay để có phương pháp xử lý kịp thời , đánh giá dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng lâm sàng và điều trị hỗ trợ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc do tính an toàn và hiệu quả chưa được thiết lập.
- Bà mẹ cho con bú không sử dụng thuốc dù chỉ bôi ngoài da vì thuốc dùng toàn thân có tiết qua sữa.
Người lái xe và vận hành máy
- Chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng xấu khi dùng thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
- Bệnh nhân bị chàm thể tạng dễ mắc các nhiễm trùng về da. Nếu có sự hiện diện của một nhiễm trùng da trên lâm sàng, nên cân nhắc nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng thuốc.
- Đã ghi nhận các trường hợp hiếm gặp bệnh lý ác tính bao gồm các bệnh lý ác tính của da và bạch huyết.
- Trong thời gian sử dụng nên hạn chế để da tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo.
- Không dùng trên các bệnh nhân mà hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, bệnh vảy nến tróc vảy, ban đỏ toàn thân.
- Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt hoặc miệng, niêm mạc và các vùng da hở.
Tương tác có thể xảy ra khi sử dụng thuốc trên vùng da rộng. Một số tương tác cần chú ý:
- Do Tacrolimus chủ yếu được chuyển hóa bằng isoenzym CYP3A4 của cytochrom P450, nếu dùng đồng thời với các thuốc ức chế hệ enzym trên làm giảm sinh khả dụng của thuốc Tacrolimus 0,03%. Các thuốc ức chế CYP3A4 bao gồm: erythromycin, ketoconazol, omeprazol…
- Các thuốc có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu: Nhôm hydroxyd – magnesi hydroxyd; cloramphenicol; cimetidin;…
- Các thuốc có thể làm giảm nồng độ tacrolimus trong máu: Carbamazepin; caspofungin; phenobarbital; phenytoin; rifabutin,..
- Nên tránh sử dụng thuốc đồng thời với liệu pháp điều trị bằng UVA, UVB hoặc kết hợp với psoralen (PUVA).
Thông báo cho bác sĩ những thuốc đang sử dụng để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
- Bảo quản ở điều kiện khô ráo tránh ánh sáng trực tiếp.
- Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Không sử dụng thuốc Chamcromus 0,03% trong các trường hợp:
- Quá mẫn với nhóm macrolid nói chung, với tacrolimus hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người lớn có suy giảm miễn dịch.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng:
- Tại vị trí dùng thuốc: nóng rát, ngứa, ban đỏ, kích ứng.
- Nhiễm trùng và ký sinh trùng: nhiễm virus herpes (bội nhiễm herpes), nhiễm herpes ở mắt, viêm nang lông, herpes môi, ban mụn nước dạng thủy đậu Kaposi.
- Các rối loạn ở da và mô dưới da:
+ Thường gặp: ngứa, kích ứng tại chỗ, nổi các chấm màu nâu trên da.
+ Hiếm gặp: trứng cá, u, mất màu da, tróc vảy, khô da, phù tại vị trí bôi thuốc.
+ Đã có báo cáo bệnh lý ác tính trên da như u lympho dưới da và các typ u lympho khác, ung thư da.
- Dị cảm và rối loạn cảm giác (tăng nhạy cảm cảm giác, cảm giác nóng lạnh).
Bạn đang cần đặt câu hỏi về sản phẩm?