IMMULIMUS 0,1% – THUỐC BÔI ĐIỀU TRỊ VIÊM DA
Thuốc Immulimus 0,1% có thành phần chính là Tacrolimus có tác dụng điều trị ngắn hạn, hay ngắt quãng eczema thể vừa và nặng.
1. THÔNG TIN THUỐC
<> Thành phần:
Mỗi 10g chứa:
- Tacrolimus 0,01g.
- Tá dược vừa đủ: Triglyceride chuỗi trung bình, sáp ong vàng, petrolatum trắng, butylated hydroxytoluene, dầu khoáng.
<> Dạng bào chế: Thuốc mỡ.
<> Đóng gói: Hộp 1 tube 10g.
<> Xuất xứ: Việt Nam.
2. CHỈ ĐỊNH
- Điều trị ngắn hạn, hay ngắt quãng eczema thể vừa và nặng ở bệnh nhân còn đáp ứng miễn dịch với các biện pháp điều trị thông thường hoặc khi các phương pháp điều trị này không thích hợp.
- Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên.
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
<> Cách dùng
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu có thể nên sử dụng thuốc với hàm lượng thấp hơn và giảm tần suất sử dụng.
- Trước khi sử dụng, vệ sinh sạch sẽ và để khô vùng da cần bôi thuốc. Sau đó lấy 1 lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ nhàng trên vùng da tổn thương.
- Không nên kéo dài điều trị Tacrolimus tại chỗ để tránh nguy cơ ung thư.
- Nếu sau 2 tuần không cải thiện triệu chứng (6 tuần khi ở Mỹ) cần chẩn đoán lại bệnh.
<> Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh. Sử dụng theo liều chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều dưới đây:
- Liều bôi thông thường: Bôi thuốc 2 lần/ngày.
- Khi đáp ứng điều trị trên 6 tuần có thể dùng điều trị duy trì với liều 2 lần/tuần, mỗi lần bôi 2 – 3 ngày, kéo dài trong 12 tháng. Nếu bệnh chớm phát lại quay lại liều 2 lần/tuần.
<> Thận trọng
- Nếu xuất hiện nhiễm trùng da khi dùng thuốc nên cân nhắc việc dùng thuốc.
- Trong thời gian sử dụng nên tránh tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, nhân tạo.
- Tránh thuốc tiếp xúc với mắt, niêm mạc, không bôi vào vùng miệng. Nếu vô tình dính cần rửa sạch với nước.
- Không bôi thuốc khi da đang bị bệnh vảy cá, chứng đỏ da toàn thân, bệnh thải ghép da vì sẽ tăng hấp thu thuốc vào máu gây tác dụng phụ toàn thân.
<> Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
- Tacrolimus đi qua nhau thai và có nồng độ trong nhau thai cao gấp 4 lần trong huyết tương và có thể gây suy thận, tăng kali máu ở trẻ sơ sinh.
- Thận trọng khi sử dụng trong thời gian thai kỳ
Phụ nữ cho con bú: Thuốc được bài xuất vào sữa mẹ nên chống chỉ định cho con bú khi đang dùng thuốc
<> Lái xe – Vận hành máy móc
- Thuốc không gây ảnh hưởng bất lợi đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc.
<> Tương tác thuốc
Cần thận trọng trong quá trình sử dụng vì thuốc có thể xảy ra một số tương tác thuốc được ghi nhận như sau:
- Các thuốc tăng nồng độ tacrolimus trong máu: Nhôm hydroxyd-magnesi, bromocriptin, Cloramphenicol, Cimetidin, Cisaprid, Clarithromycin, Lotrimazol, Itraconazol, Lanzaprazol, Ketoconazol, Nifedidin, Methylprednisolon, Metoclopramid, Nefazodon, Nicardipin, Omeprazol, Troleandomycin, Verapamil, Voriconazol, chất ức chế Protease.
- Các thuốc giảm nồng độ tacrolimus trong máu: Carbamazepin, Caspofungin, Phenobarbital, Phenytoin, Rifaburin, Rifampin, Sirolimus, cây nữ lang.
- Phenytoin: Tăng nồng độ phenytoin trong máu.
- Sirolimus: Không khuyến cáo sử dụng.
- Kháng sinh Aminosid, Amphotericin B, Cisplatin, Ganciclovir, Cyclosporin: Tăng suy yếu chức năng thận.
- Thuốc lợi tiểu giữ Kali: Tránh phối hợp vì sẽ làm tăng kali trong máu.
- Vắc xin: Tránh tiêm chủng vắc xin sống như vắc xin sởi, quai bị, rubella, vắc xin polio uống, BCG, sốt vàng, thương hàn TY 21a.
- Metronidazol: Gây suy thận ở người ghép gan.
- Thuốc kháng retrovirus như Nelfinavir, Ritonavir: Thận trọng khi phối hợp.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần liệt kê các thuốc hay thực phẩm chức năng đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
<> Bảo quản
- Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Để ngoài tầm với của trẻ em.
- Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không sử dụng thuốc Immulimus 0,1% đối với bệnh nhân:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
5. TÁC DỤNG PHỤ
Trong quá trình sử dụng, các báo cáo về tác dụng bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải là:
- Kích ứng tại chỗ, ngứa, cảm giác rát bỏng.
- Nhức đầu, đỏ bừng mặt.
- Viêm hạch bạch huyết.
- Trứng cá, viêm nang lông, nhiễm virus Herpes simplex và Zona.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Bạn đang cần đặt câu hỏi về sản phẩm?