LIDOPAD – MIẾNG DÁN GIẢM ĐAU DÂY THẦN KINH
1. THÔNG TIN THUỐC
<> Thành phần:
- Mỗi miếng dán kích thước 10 cm × 14 cm có chứa:
- Hoạt chất: Lidocain 0,7 g (5% kl/kl).
<> Quy cách đóng gói: Hộp 5 túi x 2 miếng dán.
<> Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm VCP.
2. CHỈ ĐỊNH
Thuốc Lidopad với thành phần chính là Lidocain được chỉ định dùng để:
- Gây tê: gây tê niêm mạc, gây tê tiêm thấm và gây tê dẫn truyền.
- Chống loạn nhịp tim: loạn nhịp do ngộ độc digitalis, loạn nhịp thất do huyết khối cơ tim, loạn nhịp do thuốc gây mê và ngoại tâm thu.
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
<> Cách dùng – Liều dùng
– Người lớn và người già:
- Dán lên vùng bị đau mỗi ngày trong vòng 12 giờ mỗi 24 giờ.
- Chỉ dùng khi cần thiết.
- Không dán miếng dán quá 12 giờ.
- Khoảng cách giữa 2 lần dán ít nhất 12 giờ.
- Có thể dùng miếng dán vào ban ngày hoặc ban đêm.
- Có thể dùng kéo cắt miếng dán thành các miếng nhỏ trước khi bóc miếng dán.
- Không dán quá 3 miếng dán kích thước 14 cm x 10 cm cùng một lúc.
- Dán lên vùng da khô, không bị tổn thương, không bị kích ứng (sau khi các bọng nước do Herpes zoster đã lành).
- Miếng dán nên được sử dụng ngay sau khi lấy ra khỏi túi đựng và bóc miếng phim dán.
- Tóc hoặc lông trên vùng bị đau phải cắt bằng kéo (không cạo) trước khi dán.
- Nên đánh giá hiệu quả sau 2 – 4 tuần điều trị.
- Nếu không có đáp ứng với miếng dán Lidopad sau khoảng thời gian này, phải ngừng điều trị vì nguy cơ tiềm tàng vượt quá lợi ích.
– Trẻ em: Không có dữ liệu sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.
<> Xử lý khi quá liều
Ít có khả năng xảy ra, nhưng không thể loại trừ trường hợp sử dụng không đúng cách như sử dụng nhiều miếng dán cùng một lúc, trong thời gian kéo dài hoặc sử dụng miếng dán trên vùng da tổn thương có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Các dấu hiệu nhiễm độc toàn thân tương tự như các triệu chứng quá liều khi sử dụng lidocaine gây tê tại chỗ như:
Chóng mặt, nôn, lơ mơ, co giật, giãn đồng tử, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim và sốc phản vệ. Thêm vào đó, tương tác thuốc liên quan đến nồng độ lidocaine toàn thân với các thuốc chẹn beta, thuốc ức chế CYP3A4 (như dẫn xuất imidazole, macrolid) và các thuốc chống loạn nhịp tim có thể gặp phải khi quá liều.
Nếu nghi ngờ quá liều, bóc miếng dán và áp dụng các biện pháp hỗ trợ lâm sàng cần thiết.
Không có thuốc giải độc cho lidocaine. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu các tác dụng phụ xảy ra .
<> Thận trọng
- Thuốc này chỉ dùng ngoài da.
- Không nên dán lên niêm mạc, tránh để mắt tiếp xúc với miếng dán.
- Nên sử dụng thận trọng với bệnh nhân suy tim nặng, suy thận hoặc suy gan nặng.
- Một trong những chất chuyển hoá của Lidocaine là 2,6 Xylidin có khả năng gây đột biến tế bào và gây ung thư trên chuột.
- Các chất chuyển hoá thứ cấp của lidocaine cũng cho thấy có khả năng gây đột biến gen.
- Ý nghĩa lâm sàng của kết quả này chưa được rõ. Do đó, chỉ sử dụng kéo dài miếng dán Lidopad nếu có lợi ích điều trị cho bệnh nhân.
<> Phụ nữ có thai và cho con bú
- Không nên sử dụng khi chưa thực sự cần thiết.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
<> Lái xe – Vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Nhưng ít có khả năng xảy ra vì sự hấp thu hệ thống của thuốc là rất ít.
<> Tương tác thuốc
Thận trọng khi sử dụng miếng dán với bệnh nhân sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1 (như tocainid, mexiletin), các thuốc gây tê tại chỗ khác vì không loại trừ nguy cơ cộng hưởng gây ra tác dụng toàn thân.
<> Bảo quản
- Sau khi mở gói: Đóng kín gói đựng miếng dán. Các miếng dán nên được sử dụng trong 14 ngày.
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng. Không để tủ lạnh hoặc đông lạnh..
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không dán lên vùng da bị tổn thương hoặc bị viêm như tổn thương do Herpes Zoster, viêm da cơ địa hoặc vết thương.
- Quá mẫn với Lidocain hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các thuốc gây tê tại chỗ nhóm Amide như Bupivacain, Etidocain, Mepivacain và Prilocain.
5. TÁC DỤNG PHỤ (ADR)
- Rất thường gặp: Phản ứng tại chỗ: nóng đỏ, ban đỏ, viêm da, ngứa, kích ứng da và vết rộp da.
- Không thường gặp: Tổn thương da và các vết thương trên da.
- Hiếm gặp: Vết thương hở, mẫn cảm và phản ứng dị ứng nặng.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Nếu xảy ra các tác dụng không mong muốn gặp phải như kích ứng, ban đỏ và cảm giác nóng rát khi đang sử dụng miếng dán, bạn cần phải loại bỏ miếng dán ra. Khu vực kích ứng cần để thoáng mát đến khi cơn ngứa ngưng. Thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bạn đang cần đặt câu hỏi về sản phẩm?