THUỐC SUPIROCIN (MUPIROCIN) – THUỐC ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DA
Supirocin có thành phần hoạt chất chính là Mupirocin USP 2% cùng với tá dược PEG 400 và PEG 4000, có công dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn da nguyên phát và thứ phát gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như: chốc lở, các vết thương nhiễm khuẩn thứ phát, vết bỏng, viêm mô tế bào, vết loét chân mạn tính, loét tĩnh mạch rỉ dịch…
1. THÔNG TIN THUỐC
<> Thành phần :
- Hoạt chất: Mupirocin USP 2% kl/kl.
- Tá dược: PEG 400, PEG 4000.
<> Quy cách đóng gói : Hộp 1 tuýp 5g.
<> Nhà sản xuất : Glenmark Pharmaceuticals Ltd. (Plot No. E-37, 39 MIDC Area Satpur, Nasik 422 007 Maharashtra. India).
2. CHỈ ĐỊNH
- Thuốc mỡ SUPIROCIN được chỉ định để điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn da nguyên phát và thứ phát gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như: chốc lở, các vết thương nhiễm khuẩn thứ phát, vết bỏng, viêm mô tế bào, vết loét chân mạn tính, loét tĩnh mạch rỉ dịch…
- Thuốc mỡ SUPIROCIN có thể dùng để dự phòng nhiễm khuẩn vị trí rút ống catheter và dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật da.
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
<> Liều dùng và cách dùng
Dùng ở người lớn
- Liều thường dùng là bôi một lớp mỏng vừa đủ thuốc mỡ SUPIROCIN lên các vùng bị tổn thương 2 – 3 lần mỗi ngày, từ 5 đến 10 ngày cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da nguyên phát và thứ phát. Có thể băng vùng bôi thuốc bằng gạc nếu muốn. Chỉ dùng điều trị cho các vết thương có chiều dài dưới hoặc bằng 10cm hay có diện tích dưới hoặc bằng 100cm2. Các bệnh nhân không thấy có tác dụng sau 3 – 5 ngày điều trị phải được khám lại.
- Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng có thể cần thời gian điều trị dài hơn, và nếu thấy có nhiễm khuẩn toàn thân, phải dùng các kháng sinh đường toàn thân.
Dùng cho nhi khoa
- Theo các dữ liệu lâm sàng hiện có, thuốc mỡ Mupirocin là an toàn và hiệu quả khi bôi ngoài da cho trẻ từ 2 tháng đến 16 tuổi. An toàn và hiệu quả cho trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa được xác định.
- Với bệnh nhân bị chốc lở, có thể bôi một lượng nhỏ mupirocin lên vùng bị bệnh 3 lần mỗi ngày. Có thể băng vùng bôi thuốc bằng gạc nếu muốn. Các bệnh nhân không thấy có tác dụng sau 3 – 5 ngày điều trị phải được khám lại.
- Cách bôi thuốc cho trẻ em là tương tự như với người lớn nhưng tốt nhất là nên dùng ít thuốc hơn và khoảng cách giữa các lần bôi dài hơn.
<> Xử lý khi quên liều
- Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, hãy sử dụng nó ngay khi bạn nhận thấy. Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc của bạn.
- Không dùng thêm liều để bù cho liều đã quên. Nếu bạn thường xuyên thiếu liều, hãy cân nhắc đặt báo thức hoặc nhờ người nhà nhắc nhở. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để thảo luận về những thay đổi trong lịch dùng thuốc của bạn hoặc một lịch trình mới để bù cho những liều đã quên, nếu bạn đã bỏ lỡ quá nhiều liều gần đây.
<> Xử lý khi quá liều
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức hoặc liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ quá liều thuốc này.
<> Thận trọng
- Thuốc mỡ Supirocin chứa polylethylen glycol nên không dùng cho các vùng da hay niêm mạc bị rách, các vết thương mở rộng và vết bỏng vì Polyethylen glycol có thể đựợc hấp thu, sau đó bài tiết qua thận. Cũng giống với các thuốc mỡ chứa polyethylen glycol khác, không dùng Supirocin cho các trường hợp có thể gây hấp thu một lượng lớn polyethylen glycol, đặc biệt khi bệnh nhân bị suy thận vừa hoặc nặng.
- Không dùng tra mắt, đường miệng, hay trong âm đạo.
- Thuốc dùng ngoài.
- Tránh bôi lượng thuốc lớn và trên diện tích quá lớn.
- Để ngoài tầm tay trẻ em.
- Ngừng dùng thuốc nếu xuất hiện kích ứng.
- Như các thuốc kháng khuẩn khác, dùng kéo dài có thể gây ra sự phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm với thuốc, kể cả nấm.
- Nên thận trọng khi dùng cho các trường hợp làm tăng hấp thu thuốc, như bôi lượng lớn thuốc, bôi lên da bị thương tổn, bôi kéo dài, và băng kín vùng bôi.
<> Phụ nữ có thai và cho con bú
- Các nghiên cứu về sinh sản trên chuột cống và thỏ dùng mupirocin dưới da với liều tương ứng gấp 22 và 43 lần liều dùng tại chỗ cho người tính theo mg/m2 (khoảng 60mg mupirocin/ngày) cho thấy không có nguy cơ nào cho thai nhi do mupirocin.
- Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Do các nghiên cứu trên động vật không luôn luôn dự đoán được các đáp ứng trên người, chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết.
- Chưa rõ thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không, nên thận trọng khi dùng mupirocin cho phụ nữ nuôi con bú.
<> Lái xe – Vận hành máy móc
- Không thấy tác dụng phụ nào trên khả năng lái xe hay vận hành máy.
<> Tương tác thuốc
- Ảnh hưởng của việc dùng đồng thời thuốc mỡ Mupirocin và các thuốc dùng toàn thân hay tại chỗ khác chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, do mupirocin rất ít hấp thu qua da, tương tác thuốc với các thuốc dùng toàn thân là không có khả năng xảy ra.
<> Bảo quản
- Bảo quản dưói 30°C, không để đông lạnh.
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chống chỉ định dùng thuốc mỡ Supirocin cho bệnh nhân có tiền sử đã biết hoặc nghi ngờ quá mẫn với mupirocin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
5. TÁC DỤNG PHỤ
Các tác dụng không mong muốn tại chỗ sau đây đã được báo cáo khi dùng thuốc mỡ Mupirocin:
- Cảm giác bỏng rát, kim châm hay đau ở 1.5% bệnh nhân.
- Ngứa ở 1% bệnh nhân
- Nổi ban, buồn nôn, ban đỏ, khô da, da dễ nhạy cảm, sưng tấy, viêm da tiếp xúc, và tăng rỉ dịch ở dưới 1% bệnh nhân.
- Các phản ứng toàn thân với thuốc mỡ Mupirocin hiếm khi được báo cáo.
Bạn đang cần đặt câu hỏi về sản phẩm?