Mục lục bài viết:
- Biểu hiện lâm sàng khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Các biện pháp phòng ngừa.
Nổi mề đay, mẩn ngứa là một trong những bệnh lý ngoài da gây nên sự khó chịu cho người mắc phải. Cảm giác ngứa ngáy luôn xuất hiện mọi lúc mọi nơi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý sao cho đúng và an toàn?
Dưới đây, là một số lời khuyên của các chuyên gia Da liễu mà Hệ thống nhà thuốc chuyên khoa Da liễu Song Thư tổng hợp được mời bạn cùng tham khảo nhé.
- BIỂU HIỆN LÂM SÀNG KHI BỊ NỔI MỀ ĐAY, MẨM NGỨA
- Ngứa, nổi mẩn đỏ là biểu hiện rõ ràng nhất, triệu chứng này có thể xuất hiện ở toàn thân hoặc ở từng vị trí trên cơ thể. Ngứa khiến bệnh nhân cào gãi hay chà xát da, và tình trạng ngày càng dữ dội hơn buộc người bệnh không ngừng gãi, điều này tạo nên vòng luẩn quẩn ngứa – cào gãi. Hậu quả là, vùng bị ngứa có thể bị xuất huyết, xước da, loét và đóng mài.
- Ngoài những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn, còn có một số triệu chứng khác như:
Phát ban da:
Khi bị mề đay, trên da xuất hiện những vết sần đỏ hoặc hồng với kích thước to nhỏ khác nhau. Những đốm đỏ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Sưng phù:
Các vùng da bị mề đay do tích trữ quá nhiều dịch lâu ngày đã gây ra hiện tượng sưng phù mạch máu dưới da, vùng da bạn có thể có tình trạng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt.
Nóng da:
Đây cũng có thể là một trong những tình trạng khi bị mề đay mẩn ngứa có thể gặp phải.
Sốt:
Nếu tình trạng nổi mề đay khắp người kéo dài hơn 4 tuần có thể xuất hiện những cơn sốt cao, cơ thể trở nên mệt mỏi, tay chân bủn rủn, khó thở, chán ăn, sụt cân.
2. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG NỔI MỀ ĐAY MẨN NGỨA
Nổi mề đay mẩn ngứa là một bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh hay các đối tượng có sức đề kháng yếu, người có làn da nhạy cảm.
Có nhiều yếu tố và nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trong đó, có thể là nột trong những các nguyên nhân sau:
Dị ứng với thời tiết:
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng sang lạnh, từ khô nóng sang ẩm thấp hoặc ngược lại sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng làm cho sức đề kháng bị suy yếu, từ đó dễ hình thành nên chứng nổi mề đay.
Dị ứng với môi trường:
Nguồn nước bị ô nhiễm, khói bụi, khí thải,…luôn ẩn chứa nhiều virus hay vi khuẩn gây hại cho cỏ thể, điển hình là da, một trong những bộ phận tiếp xúc trực tiếp các tác nhân gây hại trên khiến cho da dễ bị viêm nhiễm, lâu ngày hình thành ngứa ngáy tại một vài vùng da, rồi lan rộng ra toàn thân nếu không được điều trị kịp thời.
Dị ứng với thực phẩm:
Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngứa da hay nổi mề đay. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn không đủ khả năng thích ứng với một số thực phẩm như: hải sản (tôm, cua, ghẹ…), thịt đỏ, đồ uống kích thích,…
Dị ứng với mỹ phẩm:
Có thể là bạn không thích hợp với loại xà bông, sữa tắm, dầu gội đầu, nước hóa, kem dưỡng…đang dùng, hoặc đang sử dụng những mỹ phẩm kém chất lượng…
Dị ứng thuốc:
Một trong những tác dụng phụ của thuốc là nổi mề đay, điển hình là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau…
Do di truyền:
Nếu bố mẹ bạn từ có tiền sử mắc bệnh mề đay mẩn ngứa thì khả năng bạn mắc phải căn bệnh này khá cao.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như: nhiễm ký sinh trùng trong máu, cơ thể thay đổi nội tiết tố, mắc phải một số bệnh lý khác (viêm mũi dị ứng, bệnh tuyến giáp tự miễn, suy thận, chắc năng gan bị suy giảm…) hoặc nhiều nguyên nhân khác.
- CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị phù hợp và điều trị đúng cách. Do đó, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt lúc đó bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc để cải thiện bệnh lý. Trong trường hợp bệnh mề đay mãn tính, các triệu chứng mẩn ngứa phát ban ở mức độ nặng thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn nên liên hệ và lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín khi gặp phải tình trạng này để có hướng điều trị thích hợp.
Khi nào bạn nên gặp bác sỹ da liễu?
Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Cơn ngứa ngáy ngày càng dữ dội hơn, đặc biệt là khi về đêm gây mất ngủ, ngủ không ngon.
Tình trạng mẩn đỏ tạo thành mảng phù sần và kích thước ngày càng lớn dần.
Da xuất hiện mụn nhọt, mụn nước, thậm chí tình trạng mụn nước bị vỡ.
Cơ thể thường xuyên bị sốt cao hoặc sốt nhẹ liên tục.
3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị phù hợp và điều trị đúng cách. Do đó, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt lúc đó bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc để cải thiện bệnh lý. Trong trường hợp bệnh mề đay mãn tính, các triệu chứng mẩn ngứa phát ban ở mức độ nặng thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn nên liên hệ và lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín khi gặp phải tình trạng này để có hướng điều trị thích hợp.
Khi nào bạn nên gặp bác sỹ da liễu?
Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau: Cơn ngứa ngáy ngày càng dữ dội hơn, đặc biệt là khi về đêm gây mất ngủ, ngủ không ngon. Tình trạng mẩn đỏ tạo thành mảng phù sần và kích thước ngày càng lớn dần. Da xuất hiện mụn nhọt, mụn nước, thậm chí tình trạng mụn nước bị vỡ. Cơ thể thường xuyên bị sốt cao hoặc sốt nhẹ liên tục.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa:
- Chế độ ăn uống sinh hoạt: Cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hợp lý. Hạn chế các thực phẩm gây ngứa hoặc các thực phẩm mà thể trạng đễ bị dị ứng. Bởi đây cũng chính là phương pháp rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.
- Hạn chế hành động gãi hoặc ma sát quá mạnh sẽ khiến vùng da bị mẩn ngứa tổn thương nhiều hơn, trầy xước và tạo điều kiên cho một số vi khuẩn gây hại tấn công và hình thành viêm nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Nên sử dụng những xà phòng có tính axit nhẹ hoặc một số sản phẩm chuyên dụng dành cho da bị viêm nhiễm, mẫn cảm như: Zantis, satid, atids, safur, ASA…sẽ làm sạch da và hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị.
- Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng,
- Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ. Hạn chế tối đa các trang phục bó sát bởi quần áo bó sát sẽ khiến cơ thể không được thỏa mái, tuyến mồ hôi tiết ra từ ngoài ứ đọng, từ đó tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi ra ngoài nắng cần sử dụng các trang phục bảo hộ: khẩu trang, găng tay, quần áo chống nắng…để tránh tác nhân gây hại cho da (khói bụi, ánh nắng mặt trời…)
- Không nên tắm quá lâu và tắm nước quá nóng. Bởi vì nước nóng dễ khiến cho da bị khô, bong tróc, tổn thương.
- Không sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc…
- Không sử dụng những mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, không được kiểm định…
- Thường xuyên vận động, tập thể dục nâng cao sức khỏe.
Hệ thống nhà thuốc chuyên khoa Da liễu Song Thư sẵn sàng tư vấn khi bạn liên hệ và có nhu cầu.